Câu chuyện làm dâu trăm họ chưa chắc đã khó, nhưng làm dâu Việt Nam thì chắc chắn là một sự cân não đối với các nhãn hàng, đặc biệt với các nhãn đồ ăn nhanh. Đó là bởi không chỉ Việt Nam là một quốc gia của thiên đường ẩm thực mà còn bởi đây cũng là một trong những thị trường cực kì khó chiều cả về giá lẫn thái độ phục vụ. Thậm chí, ngay cả "cô câu cả" KFC cũng phải chịu lỗ gần 10 năm chiều lòng "bà mẹ chồng" khó tính này để có được thành công ngày hôm nay. Vậy KFC đã dùng tuyệt chiêu gì để chiều lòng (bà mẹ chồng) 90 triệu dân và trở thành anh cả của " Tứ đại Big 4" trong làng gà rán tại Việt Nam. Cùng khám phá nhé!
Vài nét khám phá về KFC
Theo Wikipedia Kentucky Fried Chicken thường được biết đến với tên gọi tắt là KFC, là một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ chuyên về các sản phẩm gà rán có trụ sở đặt tại Louisvillie, Kentucky và được thành lập bởi doanh nhân Colonel Harland Sanders. Đây là chuỗi nhà hàng lớn thứ hai thế giới (xếp theo doanh thu) và chỉ đứng sau McDonald's với tổng cộng gần 20.000 nhà hàng tại 123 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến tháng 12.2015). Đây cũng là một trong những thương hiệu trực thuộc Yum! Brands, một tập đoàn sở hữu chuỗi nhà hàng Pizza Hut và Taco Belll.
Sản phẩm gốc của KFC là những miếng gà rán truyền thống Original Recipe, được khám phá bởi Sanders với " Công thức 11 loại thảo mộc và gia vị". Công thức này đến nay vẫn là một bí mật thương mại. Những phần gà lớn sẽ được phục vụ trong một chiếc "xô gà" - đã trở thành một điểm nhấn đặc biệt của nhà hàng kể từ khi giới thiệu lần đầu tiên Pete Harman vào năm 1957.
Vậy nếu chỉ cần một hương vị độc đáo và thái độ phục vụ " Ngon như mẹ làm" hay bởi những món ăn đa dạng hơn ngoài món gà như bánh mỳ kẹp phi lê gà và cuộn, hay khoai tây chiên, nước ngọt được cung cấp bởi PepsiCo hay những câu khẩu hiệu " Vị ngon trên từng ngón tay" Hoặc " Không ai làm thịt gà như KFC và So Good" đã khiến các tín đồ khó chiều Việt Nam xiêu lòng hay không?
Câu trả lời hiển nhiên là không. Bởi nếu chỉ có vậy thì gã khổng trong nghành công nghiệp đồ ăn nhanh như McDonald's đã không "Ngã Ngựa" tại thị trường triệu dân khó tính này!
Áp dụng chiến lược Marketing Mix và 7 năm đánh đổi cho việc " Đi đến đâu bản địa hoá tới đó"?
Khi Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu bình thường mối quan hệ vào năm 1995 thì KFC đã ôm tham vọng trở thành kẻ tiên phong trong việc đưa làn sóng văn hoá mang tên "FastFood" vào thị trường Việt Nam. Tại thời điểm đó, sự mạo hiểm này được coi như là " được ăn cả ngã về không" đối với một thị trường đầy mới mẻ như Việt Nam. Thế nhưng chính sự mạo hiểm đó đã đem lại quả ngọt cho KFC với những gì đã đạt được lại đáng ngưỡng mộ so với các thương hiệu ngoại khác. Cùng với sự phát triển và mở rộng, ngày nay KFC đã có hơn 140 cửa hàng tại 19 tỉnh / thành phố lớn trên cả nước, cùng với hơn 3000 nhân sự đã tạo cơ hội việc làm cho hàng nghìn người tại Việt Nam.
Tags:
Case Study